1. Các biện pháp khi thực hiện
1.1. Biện pháp 1: Điều tra chính xác số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng trước khi và bắt đầu vào năm học.
Công tác điều tra trẻ 24- 36 tháng trong độ tuổi mầm non là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, nếu chúng ta điều tra một cách đầy đủ, chính xác sẽ giúp đáp ứng được mục tiêu kế hoạch đề ra.
Hàng năm cứ vào đầu tháng 8, sau kỳ nghỉ hè giáo viên chúng tôi lại bắt tay vào công tác điều tra trẻ. Khác với những lần đi điều tra trước đây, chúng tôi thực hiện theo biểu mẫu điều tra có sẵn, cách ghi đầy đủ thông tin vào biểu mẫu điều tra.
Tôi cùng với giáo viên trong nhà trường khi đi điều tra phải đến từng hộ gia đình, gặp gỡ cha mẹ trẻ để lấy số liệu thật chính xác thông qua sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của trẻ cùng cán bộ phụ trách dân số của đia phương để đối chiếu, so sánh, rồi mới ghi vào biểu mẫu.
Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết của giáo viên trước khi bắt đầu vào năm học mới, các lớp nhà trẻ lập danh sách những cháu trong độ tuổi đã đến lớp và danh sách những cháu chưa đến lớp riêng từng thôn. Sau đó gửi tới giáo viên ở từng thôn rà soát lại xem những cháu đó có chuyển đi hay không và chốt danh sách vào phần mềm phổ cập.
Chính vì làm tốt công tác điều tra số trẻ ở trên, mà số liệu trẻ luôn nhất quán như nhau từ đầu năm đến cuối năm, không bị lệch lạc thiếu sót khi báo cáo về nhà trường.
1. 2. Biện pháp 2: Phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể, các thôn tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh
Muốn cho công tác huy động trẻ 24 - 36 tháng ra lớp để đảm bảo đủ số lượng. Tôi đã tham mưu cùng với ban giám hiệu nhà trường phối kết hợp với các đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các ông bà bí thư, trưởng thôn ở các thôn... gặp gỡ trực tiếp để trao đổi về kế hoạch nhiệm vụ huy động trẻ 24- 36 tháng ra lớp trong năm học ở từng thôn, để họ cùng biết từ đó nhờ họ giúp đỡ. Bằng công tác phối kết hợp với các đoàn thể và địa phương để vận động trẻ ra lớp, đặc biệt là đối với hội phụ nữ. Đây chính là tầng lớp bà, mẹ của trẻ nên hội phụ nữ của trường đã quan hệ mật thiết với các chi hội trong địa phương để tuyên truyền và giải thích cho các bậc phụ huynh hiểu việc đưa trẻ đến trường đúng theo độ tuổi là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Nhờ có sự phối hợp trên, tất cả các ban ngành đoàn thể trong xã đã vào cuộc cùng với giáo viên nên năm học này trường chúng tôi đã huy động số trẻ 24 - 36 tháng ra lớp ngay từ đầu năm đã cao hơn những năm trước.
, giúp các cháu vững vàng bước vào lớp một trường Tiểu học. Sau đây là một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến lớp của trường mầm non Chi Lăng Bắc.
1. 3. Biện pháp 3: Thực hiện công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, của các thôn.
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, đến được với tất cả mọi người và họ thực sự hiểu được sự cần thiết phải đưa trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ra lớp. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường viết bài tuyên truyền, nội dung tuyên truyền thật ngắn gọn, súc tích nhưng dễ hiểu kết hợp phân tích với chứng minh và có những dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người nghe. Khi gửi bài phát trên loa truyền thanh của xã, tôi đã nhờ các phát thanh viên của xã phát đi phát lại nhiều lần trong tuần, nhiều tuần trong tháng. Từ việc làm đó đã giúp cho mọi người dân trong xã nắm bắt được toàn bộ nội dung nhiệm vụ của trường cũng như của lớp trong năm học, sự cần thiết phải đưa các trẻ 24 - 36 tháng ra lớp học.
1. 4. Biện pháp 4: Giáo viên đến tận nhà vận động, thuyết phục người dân đưa trẻ đến trường.
Công tác huy động trẻ 24 - 36 tháng ra lớp là một việc làm khó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, nhiệt tình, phải thật sự bình tĩnh mới mang lại hiệu quả cao. Không phải gia đình nào cũng hiểu được vị trí, tầm quan trọng của bậc học đối với trẻ. Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau, họ chưa cho con đi học vì những lý do khác nhau, có gia đình có ông bà trông giữ, có gia đình do hoàn cảnh kinh tế, đặc biệt có những gia đình sợ con mình chưa biết xúc cơm, chưa biết đi vệ sinh, nói chưa rõ lời...có vô số những lý do để họ không muốn hoặc lo lắng, không yên tâm khi cho trẻ ra lớp.
Sau khi đã vào năm học được khoảng 1-2 tuần tôi bố trí sắp xếp thời gian tôi đến tận gia đình có con chưa đến trường, tìm hiểu lý do và nguyên nhân mà họ chưa cho trẻ đến trường để động viên, phân tích, thuyết phục các gia đình.
Tùy theo từng gia đình cụ thể tôi có cách vận động tuyên truyền riêng. Cứ như thế không quản ban ngày hay ban tối tôi đã cùng các đồng chí giáo viên trong trường đi đến nhiều lần để vận động, kết quả cuối cùng đã thành công.
1. 5. Biện pháp 5: Tạo sự tin tưởng ở phụ huynh.
Tôi là một giáo viên được phụ huynh tin tưởng, yêu quý. Tôi ở lớp nào thì phụ huynh xin cho con vào học lớp tôi rất đông. Chính vì vậy mà tôi nghĩ việc lấy được lòng tin ở phụ huynh là một điều hết sức khó khăn và tế nhị. Vì vậy mà tôi đã lựa chọn một số tình huống để tạo sự tin tưởng cho phụ ngay từ ban đầu:
Giờ thể dục buổi sáng là thời điểm có rất nhiều phụ huynh họ thường lui lại để được nhìn thấy con cháu họ tập thể dục, tôi tận dụng thời điểm đó tôi đã mạnh dạn cho các bé ra sân tập thể dục cùng với các anh chị khối 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi nhưng giữ khoảng cách xa các anh chị các khối ra một chút để đảm bảo an toàn cho các bé khi ra sân, các bé rất thích, rất ngây thơ hồn nhiên nhìn tập theo cô, tập theo các anh chị và tập theo nhạc ... các phụ huynh cảm thấy rất vui và yên tâm khi thấy con em mình mạnh dạn tự tin như vậy.
Trong những giờ hoạt động các bé chăm chỉ, hứng thú tham gia hoạt động tôi thường xuyên chụp những kiểu ảnh lưa lại thời điểm đó gửi vào trong nhóm zalo của lớp cho các bậc phụ huynh cùng biết việc học tập của con em mình. Phụ huynh rất vui khi nhìn thấy con em mình chăm chỉ học tập, đồng thời qua đó tôi cũng muốn thức tỉnh nhận thức của một số phụ huynh đối với lứa tuổi nhà trẻ ( nhà trẻ thì chỉ trông chứ học cái gì ) qua đó phụ huynh càng tin tưởng, yên tâm khi đưa trẻ dến lớp, họ sẽ có sự so sánh giữa con em mình với những cháu chưa đi lớp và sẽ tự nhận thấy điều khác biệt rõ rệt giữa những cháu chưa đi lớp với những cháu đi lớp, họ nghĩ rằng con em mình không đi học độ tuổi nhà trẻ nói chung, độ tuổi 24- 36 tháng nói riêng thì chắc chắn các cháu không mạnh dạn hồn nhiên, không được tiếp thu những kiến thức giáo dục phù hợp với độ tuổi các cô giáo truyền thụ cho, trẻ không được dạy dỗ chăm sóc từ các cô theo chương trình khung mà bộ giáo dục đã quy định. Vì vậy trẻ đến lớp sẽ được chăm sóc giáo dục phù hợp với độ tuổi, trẻ được giao lưu học hỏi giữa cô, giữa các bạn cùng độ tuổi với nhau, ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển mạnh, phụ huynh sẽ nhận ra nhiều mặt tích cực khi trẻ đến lớp, tạo được niềm tin đối với phụ huynh, họ cũng sẽ có sự so sánh giữa trẻ đi lớp và trẻ không đi lớp trong cùng độ tuổi, từ đó họ hiểu và có thể tuyên truyền lẫn nhau trong thôn xóm, góp phần nâng cao tỉ lệ huy động trẻ đến trường.
Qua giờ đón trả trẻ, tôi thường xuyên trò chuyện cới mở, nhẹ nhàng với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ, vệ sinh của các cháu ở lớp với phụ huynh một cách chân thành, kịp thời. Qua đây nhiều phụ huynh cũng cởi mở trao đổi rất chân thành với tôi về chế dộ sinh hoạt của các cháu ở nhà và tâm lý của các cháu. Chính điều này giúp tôi nắm bắt được tâm lý trẻ, chế độ sinh hoạt của trẻ làm cho kết quả chăm sóc giáo dục trẻ của tôi càng hiệu quả hơn.
Kết quả của những việc làm trên đã gây dựng được uy tín của cha mẹ trẻ, trẻ đến trường có sự khác biệt rõ rệt so với những trẻ ở nhà, cháu nào cũng nhanh nhẹn, hoạt bát, phát triển mạnh mẽ về các mặt thể chất, nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ, cha mẹ trẻ rất tin tưởng và yên tâm gửi con tại trường.
1. 6. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường học tập vui chơi thân thiện, an toàn cho trẻ tạo sự gắn bó giữa trò với cô, với trường lớp.
Trẻ mầm non nói chung, trẻ 24 - 36 tháng nói riêng rất thích những ảnh phong phú, đa dạng về màu sắc, nhưng gần gũi dễ hiểu sẽ thu hút được sự hứng thú của trẻ. Trong phòng học tôi trang trí tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi các góc thay đổi theo từng chủ đề. Ngoài hiên chơi có góc tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, đường lên cầu thang chúng tôi bố trí các góc để trẻ chơi. có chỗ đặt các chậu cây xanh, các cây hoa cây cảnh được bố trí hợp lý tạo môi trường thân thiện.
Năm học 2023 - 2024 tôi đã kết hợp cùng với giáo viên trong trường tận dụng mọi địa điểm như cầu thang, hành lang, tường bao nhà trường… để tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm.
Đặc biệt góc bé yêu văn học ở cầu thang, nhóm chúng tôi làm được thiết kế mang tính mở, các nhân vât, các chi tiết trong câu chuyện đều được cắt dời và có nhám dính được bóc ra dính vào được tạo độ mở cho trẻ được hoạt động, được thực hành, phù hợ với từng chủ đề.
Đối với câu chuyện “ Thỏ con không vâng lời”. Tôi cho trẻ vào chơi với các nhân vật trong câu chuyện.
Các nhân vật: Thỏ mẹ, thỏ con, bươm bướm, bác gấu đều được cắt và có nhám dính mặt sau.
Các hoạt tiết như ngôi nhà cỏ cây cũng được cắt rồi và có nhám dính mặt sau.
Khi chuẩn bị kể trẻ tự trang trí các họa tiết, chi tiết theo nội dung câu chuyện, rồi khi kể chuyện đến đâu trẻ tự lấy nhân vật gắn lên tranh theo nội dung cốt chuyện đến đó. Tôi thấy trẻ hứng thú và tham gia chơi rất tích cực đồng thời giờ chơi đó đã củng cố và khắc sâu được kiến thức cho trẻ trong hoạt động kể chuyện.
1. 7. Biện pháp 7: Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhóm lớp.
* Chăm sóc, nuôi dưỡng:
Tôi đã tham mưu với nhà trường phối kết hợp với nhân viên y tế cân, đo theo dõi sức khỏe trẻ theo đúng quy định, kịp thời có kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thường xuyên phối hợp với phụ huynh cùng chăm sóc trẻ nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở nhóm lớp mình. Phối kết hợp với trạm y tế xã để khám sức khỏe định kỳ cho mỗi trẻ 2 lần trong năm học.
Trước khi vào giờ ăn tôi trò chuyện với trẻ một chút về các món ăn vừa kích thích trẻ ăn vừa cung cấp cho trẻ biết một số kiến thức về dinh dưỡng.
Cô luôn động viên từng trẻ. Dạy trẻ phải nhai kỹ và ăn hết suất, nếu trẻ biếng ăn cô có thể dùng hình thức thi đua giữa các trẻ để khích lệ trẻ. Trong khi trẻ ăn tôi nhắc trẻ không bỏ cơm và thức ăn vào đĩa đặc biệt là không xúc cơm vào bát bạn khác, không dùng tay để bốc thức ăn.
Tham mưu với nhà trường thay đổi thường xuyên các món ăn phù hợp với trẻ phù hợp theo mùa để kích thích trẻ ăn ngon miệng. Đồng thời trong mỗi giờ ăn chúng tôi thường tạo tâm thế thoải mái, động viên để trẻ ăn ngon, ăn hết xuất của mình.
Khi trẻ ăn xong cô cho trẻ lau miệng, súc miệng, đi vệ sinh và ngủ.
Với giờ ngủ tạo điều kiện cho trẻ đi ngủ đúng giờ, phòng ngủ đảm bảo yên tĩnh để tạo giấc ngủ sâu cho trẻ.
* Chất lượng giáo dục:
Năm học 2023 - 2024 là năm tiếp tục thực hiện chuyên đề tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm, việc cho trẻ trải nghiệm ở các hoạt động sẽ thu hút được sự hứng thú của trẻ vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi hoạt động, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức cô truyền đạt một cách tự nhiên và nhẹ nhàng vừa giúp trẻ tái hiện lại cuốc sống hàng ngày. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên.
Ví dụ: Hoạt động đón trẻ, hoạt động chơi tự chọn… tôi đưa trẻ vào góc văn học với những câu chuyện đã học, câu chuyện sắp học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn, học tập ở cô, ở bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Ví dụ: Ở góc hoạt động tôi đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng cho trẻ trải nghiệm như nam châm, một số đồ chơi bằng kim loại đảm bảo sự an toan cho các cháu khi chơi, một số lọ đựng muối, đường trắng, bóng bay, dây chun....để trẻ được trải nghiệm một số thí nghiệm trong cuộc sống.
Ví dụ: Ở hoạt động dạo chơi ngoài trời: Tôi xây dựng một góc " Không gian xanh" ở hành lang khi cho trẻ đi dạo chơi ngoài trời: Tôi có thể cho trẻ quan sát cây, cho trẻ nhổ cỏ, cho trẻ tưới nước....Trẻ nhỏ rất thích bắt chước người lớp. Thông qua hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ tái tạo công việc thật hàng ngày của người lớn trong cuộc sống.
1. 8. Tuyên truyền với phụ huynh ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm.
Ngay khi bước vào năm học nhà trường đã cho giáo viên các khối lớp tổ chức họp phụ huynh đầu năm, tôi đã tận dụng cuộc họp này để nhờ các bậc phụ huynh trong lớp tuyên truyền giúp. Trước tiên tôi nhận xét những ưu, nhược điểm của trẻ ngay trong những ngày đầu tựu trường. Nắm được tâm lý khi mới gửi con cháu mình đến trường của phụ huynh, tôi nhận xét những ưu điểm của các cháu nhiều hơn để động viên tâm lý phụ huynh yên tâm khi gửi con cháu tại lớp, họ sẽ rất vui khi thấy con cháu họ ngoan ngoãn, vui vẻ, có nề nếp ăn ngủ, vệ sinh, có nề nếp chào hỏi khi đến lớp cũng như khi được đón về..., sau đó tôi đã nhờ các bậc phụ huynh trong lớp về thôn, xóm mình cư trú tuyên truyền với những gia đình có con em trong độ tuổi mà chưa đi lớp nên cho trẻ đi lớp để trẻ được chăm sóc giáo dục theo đúng độ tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện.
Sau khi họp phụ huynh tại các nhóm lớp nhà trường sẽ tổ chức tiếp cuộc họp các ban đại diện phụ huynh của các nhóm lớp trong toàn trường. Qua cuộc họp này tôi cũng nhờ tất cả các phụ huynh các khối lớp cũng như các giáo viên các khối lớp trong toàn trường tuyên tuyền giúp góp phần nâng cao số lượng huy động đạt chỉ tiêu giao.
Sau đây là một số hình ảnh BGH, giáo viên nhà trường kết hợp với các ban nghành đoàn thể trong xã không quản ngày đêm xuống tận hộ gia đình vận động phu huynh đưa trẻ đến trường: